1. Áo gió là gì?
Áo gió là loại áo khoác bên ngoài, thường sản xuất bằng vải nylon. Mẫu áo này có khả năng chắn gió, chống thấm nước mưa, bảo vệ cơ thể tránh khỏi ánh nắng, bụi bẩn. Với sự phát triển của công nghệ sản xuất hiện đại, các chất liệu chính để may áo khoác gió ngày càng đa dạng hơn để phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như đặc điểm ngành nghề.
Trên thị trường, áo gió có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như áo gió mùa nắng, mùa mưa, mùa lạnh… Tuy nhiên về cơ bản sản phẩm được thiết kế phần thân dài hơn áo thông thường, ống tay dài. Tùy từng loại áo khoác mà các nhà thiết kế sẽ sử dụng khuy áo, dây kéo phéc-mơ-tuya, dây đai lưng, đóng bằng nút bấm, dây kéo…

2. Chất liệu chính để may áo khoác gió mùa mưa
Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Do đó, việc các cửa hàng, doanh nghiệp may áo khoác gió cho nhân viên là điều rất cần thiết nhằm tránh tác động tiêu cực của thời tiết. Một số chất liệu chính sản xuất áo khoác gió mùa mưa gồm:
2.1. Chất liệu vải nylon
Vải nylon là dòng chất liệu được dùng để may áo gió phổ biến nhất. Chất liệu này có khả năng chống nước, ngăn gió rất tốt, phát ra tiếng khi sờ tay vào hoặc khi chúng tự cọ xát vào nhau. Áo may bằng vải nylon khá bền nhưng lại thiếu sự thẩm mỹ. Hơn nữa, chất vải cũng khó phân hủy nên dễ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.2. Chất vải Polyester
Vải polyester thường được làm bằng 100% sợi PE (polyester) hoặc có sự đan xen giữa sợi PE và nylon. Chất vải này sử dụng làm vỏ áo khoác hay lớp lót và chất liệu đệm. Ngoài ra, còn có những chiếc áo khoác ngoài sản xuất bằng 100% PE. Ưu điểm của vải polyester là trọng lượng nhẹ, độ bền cao, chống thấm nước tốt, chắn gió hiệu quả. Tuy nhiên áo làm từ chất liệu này lại thấm hút mồ hôi kém, gây giác bí bách cho người mặc. Nhất là với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam.

2.3. Chất vải Polyurethane
Vải polyurethane sở hữu rất nhiều công dụng nên thường được các nhà may dùng để sản xuất áo gió mùa mưa. Chất liệu này có đặc tính là trọng lượng nhẹ, chống thấm nước tốt và không bị nhăn. Mặc dù vậy sức chắn gió của vải polyurethane sẽ không bằng các chất liệu khác.

3. Vải áo khoác gió cho mùa nóng
Các loại vải may áo gió cho mùa nắng nóng thường sẽ có độ thoáng mát cao, dễ thấm hút mồ hôi. Điển hình là một số chất liệu sau:
3.1. Chất liệu vải cotton
Vải cotton là dòng chất liệu sản xuất bằng sợi tự nhiên và được ứng dụng để may nhiều loại áo khác nhau. Ưu điểm của chất liệu này là thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc trong nhiều điều kiện môi trường. Chất vải nhẹ, mềm, có độ bền tốt. Mặt khác, vải cotton cũng dễ nhuộm màu nên có sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng.
Bên cạnh ưu điểm thì vải cotton cũng có nhược điểm khiến người dùng không hài lòng. Theo đó, áo may từ sợi vải tự nhiên dễ làm lộ vết loang của nước khi bị đổ mồ hôi. Hơn nữa, vải có đặc tính hút nhiều nước trong khi giặt nên khi giặt bằng tay thì việc vắt khô sẽ khá khó khăn.

3.2. Chất vải linen
Chất vải linen còn có tên gọi khác là vải lanh. Áo gió may bằng vải linen không quá phổ biến, chủ yếu được thiết kế dưới dạng áo khoác mỏng hoặc áo chống nắng. Ưu điểm của chất liệu này là nhẹ, độ thoáng mát cao và phơi nhanh khô. Tuy nhiên, áo vải lanh lại dễ bị nhăn gây mất thẩm mỹ cho vẻ ngoài của người mặc cũng như hình ảnh thương hiệu.

4. Vải áo khoác gió cho mùa đông
Vải may áo khoác gió mùa đông thường có đặc tính giữ ấm, ngăn gió lạnh từ bên ngoài vào cơ thể. Những dòng chất liệu chính để may áo khoác gió cho mùa lạnh ở Việt Nam gồm có:
4.1. Chất liệu vải Mohair
Chất liệu vải Mohair có thành phần chính là lông dê Angora. Nó thường được sử dụng để may áo gió, áo jacket. Dòng vải này có ưu điểm nổi bật là dày dặn, độ bền cao, khả năng giữ ấm tốt. Tuy nhiên vì khá dày nên khi dùng may áo sẽ khá cồng kềnh, khó khăn trong vận động và di chuyển. Hơn nữa, chất liệu này cũng có mức giá khá cao.

4.2. Chất liệu vải tweed
Chất liệu vải tweed chủ yếu được dệt từ các sợi len thô sần nguyên chất. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu đa dạng của người dùng nên nhà sản xuất còn đan thêm vải mohair hay vải cashmere. Thế mạnh của dòng chất liệu này là dày dặn, giữ ấm và chắn gió tốt.
Hơn nữa, vải tweed còn có tính thẩm mỹ cao nên khi dùng may áo khoác sẽ không bị lỗi mốt. Thông thường, chỉ có những doanh nghiệp lớn, tài chính mạnh mới sử dụng mẫu áo đồng phục bằng vải tweed vì giá thành của nó khá cao.

4.3. Vải len và len pha
Vải len và len pha được đan từ những sợi len nhỏ, thường sử dụng để làm nên những chiếc áo khoác lông cừu. Chất liệu vải len có ưu điểm là thoáng khí, dày dặn nên giữ ấm tốt, chất lông mềm mại và dễ bảo quản. Vì chất vải len nên dễ bị xù, xơ rối khi mặc thường xuyên và chiếm diện tích không gian treo hoặc bảo quản trong nhà vào mùa đông.

4.4. Chất liệu vải tricot
Vải tricot còn có tên gọi khác quen thuộc là vải dạ, dùng để làm vải may áo khoác gió cho mùa đông. Loại vải này cũng có đặc tính chắn gió tốt, dày dặn, ấm áp và đảm bảo được tính thẩm mỹ cao. Mặc dù vậy chúng ta chỉ nên mặc áo vải tricot khi thời tiết quá lạnh vì nó khá nặng.

5. Cách lựa chọn vải may áo khoác gió theo vùng miền
Ở Việt Nam, mỗi vùng miền sẽ có đặc tính khí hậu khác nhau, cho nên việc sử dụng chất liệu chính để may áo gió cũng rất riêng biệt.
5.1. Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Bắc
Ở miền Bắc vào mùa đông thời tiết thường rất lạnh, có những khu vực giá rét. Bởi vậy, các đơn vị, doanh nghiệp nên sử dụng loại vải tricot để may áo gió giữ ấm cho đội ngũ nhân viên. Ngược lại, mùa hè ở miền Bắc lại nóng nực, mưa nhiều nên khuyến khích việc may áo bằng chất liệu vải thoáng khí như cotton, nylon.

5.2. Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Trung
Miền Trung được biết đến là khu vực có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Vào mùa hè thường rất nóng, có những ngày nhiệt độ lên đến hơn 40 độ C, còn mùa đông lại khá lạnh. Do đó, chúng ta may áo khoác gió mùa đông bằng vải tricot hay vải len là thích hợp nhất. Ngược lại mùa hè thì nóng nực, trong ánh nắng có nhiều tia UV nên chọn áo khoác làm từ các loại vải như polyester, nylon sẽ mang đến cảm giác thoải mái.
5.3. Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Nam
Ở khu vực miền Nam, mặc dù mùa mưa kéo dài nhưng nền khí hậu vẫn thiên về nóng nhiều hơn lạnh. Dựa trên điều kiện thời tiết vùng miền, chúng ta nên chọn các loại vải may áo gió dùng cho mùa nóng để có thể tăng cường khả năng chống bụi, chống nắng. Cùng với đó là ưu tiên chất vải có thể chống thấm nước tốt để thuận tiện cho việc di chuyển ngoài đường khi trời mưa.

Kết Luận
Như vậy những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc áo khoác gió là gì và các chất liệu chính để may áo khoác gió theo từng mùa trong năm. Nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về mẫu mã, chất liệu, giá thành áo khoác gió thì khách hàng hãy liên hệ với Công ty TNHH Thời trang Thế giới đồng phục – UniWorld qua hotline 0904403322 - (024)22062007. Chúng tôi sẽ đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn của bạn để tạo nên mẫu áo khoác chất lượng nhất.
Xem thêm: